6 website giúp kiểm tra trạng thái YM

Người đăng: kiemdaigia on Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

6 website giúp kiểm tra trạng thái YM
6 trang web cho phép bạn có thể kiểm tra trực tuyến trạng thái thực của một nick Yahoo Messenger là đang online, offline hay invisible một cách nhanh chóng và chính xác.

http://persiangap.com/ 

http://yahoo.from-magic.com/ 

http://www.invisible-scanner.com/ 

http://www.yahoo-detect.info/ 

http://www.pgranks.com 

http://www.ydetector.com 

Nhiệm vụ của bạn đơn giản chỉ là nhập Yahoo ID chính xác vào ô textbox rồi ấn nút Search bên cạnh, kết quả sẽ trả về tức khắc, một số trang không chỉ đưa ra kết quả nêu Status của nick mà còn có cả hình ảnh avatar và đường dẫn tới Profiles của nick đó đi kèm như hình minh họa dưới đây kiểm tra bằng trang http://persiangap.com/

Đôi khi các bạn không kiểm tra được vì có thể trang đó đang bị quá tải do nhiều người dùng quá. Lúc đó, các bạn hãy thử các trang web khác trong liệt kê. Chúc các bạn thành công!



Nguồn: XHTT

More about

Miễn phí ngăn chặn lây nhiễm virus từ USB

Người đăng: kiemdaigia

Miễn phí ngăn chặn lây nhiễm virus từ USB
Virus và các phần mềm độc hại ngày càng ma mãnh, cách thức lây lan của chúng trở nên tinh vi. Virus lây qua các thiết bị nhớ di động là cách thức lây nhiễm quen thuộc nhưng rất dễ mắc phải. Các tiện ích sau có thể chống lại "bệnh truyền nhiễm" cổ điển này.

Sở dĩ USB và các thiết bị nhớ di động luôn là nguy cơ lây lan virus lớn nhất chính là vì tính cơ động của nó. Nếu bạn sử dụng USB ở một máy tính bị lây nhiễm virus rồi lại sử dụng USB đó ở một máy tính "sạch" mà không đề phòng thì nguy cơ nhiễm là rất cao. Một trong những dạng virus thường gặp và lây nhiễm qua USB là virus Autorun.

Virus Autorun lây lan chủ yếu qua các thiết bị nhớ di động, sẽ tạo ra file autorun.inf trên các thiết bị nhớ và sẽ tự động kích hoạt virus, các phần mềm độc hại có trên USB nếu chẳng may trên USB có chứa loại virus này. Mặc dù khi mới xuất hiện, loại virus này đã nhanh chóng bị các phần mềm bảo vệ máy tính dễ dàng tiêu diệt, tuy nhiên, theo thời gian, những virus dạng này ngày càng tinh ranh và càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và tiêu diệt. Đặc biệt, nếu là 1 "tay mơ" về máy tính thì tìm và diệt những virus ma mãnh này xem như là bất khả thi.

Dưới đây là 8 tiện ích miễn phí giúp bạn bảo vệ và phòng tránh virus lây lan thông qua USB và các thiết bị nhớ di động.

1. Autorun Protector

Là tiện ích miễn phí bảo vệ máy tính của bạn theo 2 con đường:Ngăn chặn máy tính lây nhiễm virus và phần mềm độc hại từ USB và ngược lại, nghĩa là ngăn chặn USB lây nhiễm virus từ máy tính. Do đó, chương trình sẽ ngăn chặn sự lây lan của chúng.

Thêm vào đó, chương trình còn cho phép bạn loại bỏ những file autorun.inf độc hại do virus tạo ra và khắc phục những hậu quả còn lại sau khi virus đã bị quét sạch. Download chương trình hoàn toàn miễn phí tại đây. Chương trình yêu cầu máy tính phải có cài đặt .NET Framework trước khi sử dụng, download tại đây..

Lưu ý: Chương trình chỉ giúp máy tính của bạn ngăn chặn sự lây lan virus từ USB và ngược lại, chứ không có tính năng tìm và diệt virus. Do vậy, nếu máy tính hoặc USB bị lây nhiễm virus, bạn vẫn cần phải nhờ đến các chương trình antivirus để tìm và diệt chúng.

2. iKill

Tương tự như trên, iKill là tiện ích cho phép bạn ngăn chặn sự lây lan của virus, trojan và các phần mềm độc hại khác thông qua file autorun.inf tạo ra trên USB và các thiết bị nhớ di động. Sau khi cắm USB vào máy tính, iKill sẽ tự động quét thiết bị để tìm kiếm sự có mặt của file autorun.inf. Nếu tính năng AutoProtects của chương trình được bạn kích hoạt, chương trình sẽ tự động xóa file này, ngược lại, chương trình sẽ hỏi bạn có muốn xóa file autorun.inf hay không.

Nếu Autorun Protector chỉ làm nhiệm vụ ngăn chặn virus lây lan từ USB vào máy tính và ngược lại thì iKill sau khi xóa file autorun.inf còn có thể tìm và diệt những virus đã tạo ra file này.

Download chương trình tại đây. Đúng như tên gọi của nó, Autorun Eater thực sự là "sát thủ" đối với những virus lây lan thông qua phương thức tạo file autorun.inf từ USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động... Khi phát hiện những dấu hiệu khả nghi, Autorun Eater lập tức xóa file autorun.inf từ các thiết bị nhớ di động, nhưng cũng không quên tạo 1 bản sao an toàn của file này để đề phòng trường hợp file này không phải do virus mà là do chính bạn tạo ra.

Ngoài ra, chương trình còn có khả năng khôi phục lại các tính năng của Windows mà bị virus phá hỏng như khôi phục lại tính năng Task Manager, Regedit và Folder Options. Không chỉ có tác dụng bảo vệ từ USB, Autorun Eater còn có khả năng tìm và xóa file autorun.inf tạo ra trên các phân vùng ổ cứng của máy tính (trong trường hợp máy tính đã bị nhiễm virus trước đó).

Download chương trình hoàn toàn miễn phí tại đây.

4. Ninja Pendisk

Giống như 1 "ninja", Ninja Pendisk sẽ "ẩn nấp" âm thầm trong hệ thống và chỉ thực sự có tác dụng khi 1 thiết bị nhớ di động như USB, thẻ nhớ... được cắm vào máy tính. Chương trình sẽ lập tức dò tìm và phát hiện ra những virus lây lan bằng cách tạo ra các file autorun.inf hoặc ctfmon.exe...

Điểm nổi bật của chương trình là nhỏ gọn và không cần cài đặt, do đó bạn có thể chứa trong USB để có thể sử dụng ngay bất cứ lúc nào. Download chương trình tại đây.

5. USB Firewall

Bạn đã biết đến khái niệm Firewall trên máy tính, bảo vệ máy tính tránh khỏi những mối nguy hiển từ Internet, thì giờ đây chúng ta cùng làm quen với USB Fireawall, "bước tường lửa" ngăn chặn mọi virus và các phần mềm độc hại cố gắng lây lan vào máy tính khi USB được cắm vào hệ thống.

USB Firewall sẽ chạy ngầm bên dưới hệ thống và ngay lập tức thông báo cho bạn biết trong trường hợp có "kẻ lạ mặt" cố gắng xâm nhập từ USB và các thiết bị lưu trữ bên ngoài. Bạn có thể ngừng các chương trình này và xóa chúng 1 cách dễ dàng. Không giống với Firewall thông thường, USB Firewall không cần phải cập nhật thêm cơ sở dữ liệu. Ngoài khả năng ngăn chặn virus từ USB, USB Firewall còn có thể tìm và xóa những chương trình độc hại tự động kích hoạt từ các phần vùng khác trên ổ cứng.

Download chương trình hoàn toàn miễn phí tại đây.

Theo dantri

More about

You may be a victim of software counterfeiting

Người đăng: kiemdaigia on Thứ Hai, 18 tháng 5, 2009

1. Cach 1: Crack WindowsXP
Đầu tiên các bác vào Start ,Run,gõ Regedit rùi tìm đến khóa
HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Microsoft\WindowsNT\Cu rrent Version\WPAEvents
Ở ô bên phải nhân chuột phải vào OOBETimer rùi click vào Modify.Tiếp đến hãy thay đổi một khóa bất kì(ví dụ 71 thành 72 chẳng hạn).Sau đó hãy đóng nó lại và tiếp tục vào Start , Run , và đánh
%systemroot%\system32\oobe\msoobe.exe /a
Nó sẽ đưa các bác đến cửa sổ Active windows.Đừng lo hãy chọn
I want to telephone a customer service representative to activate Windows
Tiếp đến nhấn Next ,nhấn Change Product key
Các bác hãy nhập cho em cái key này nha(đây là key xịn của bác Bill đó)
DHXQ2-WRGCD-WGYJY-HHYDH-KKX9B
Đánh xong hãy nhấn Update.Nó sẽ lại đưa chúng ta về cửa sổ Active,đừng quan tâm,hãy đóng nó lại bằng cách nhấn vào Remind me later
Xong đâu đó rùi thì còn chờ gì nữa,khởi động lại Windows đi thôi.Khởi động lại xong hãy vào Run , đánh tiếp
%systemroot%\system32\oobe\msoobe.exe /a
Cửa sổ Active sẽ lại hiện ra nhưng ko phải là bắt chúng ta Active mà là báo cho ta biết Windows is activated.
Vậy là Windows đã có bản quyền rùi đó.Hãy tận hưởng bằng cách vào ngay trang update hay cài IE7,WMP11,Windows Defender hay bất cứ cái gị có check bản quyền của Microsoft
Nếu bác nào biết rùi thì đừng chê em múa rìu qua mắt thợ nhé
( nguồn : http://adminviet.net/forum )
 
2. Cach 2 (don gian thoi)
Chỉ cần vào system32 (C:\WINDOWS\system32) , đổi tên 2 file là xong thôi :
WgaLogon.dll -> WgaLogonold.dll
WgaTray.exe -> WgaTrayold.exe
Sau đó , nhớ restart lại máy là xong !
 
Chuc cac ban thanh cong!

More about

Chuyển e-mail từ tài khoản Gmail cũ sang tài khoản mới

Người đăng: kiemdaigia on Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009

Bạn vừa tạo cho mình một tài khoản Gmail mới, và vì một lí do nào đó bạn muốn chuyển tất cả thư đến trong tài khoản Gmail cũ sang tài khoản mới này. Gmail hiện tại không cung cấp tính năng Import giữa hai tài khoản, nhưng bài viết sau đây sẽ giúp bạn.

Các bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, các bạn đăng nhập vào tại khoản Gmail cũ và click lên Settings, sau đó là Forwarding and POP rồi chọn Enable POP for all mail. Nhấp button Save Changes để lưu lại các cài đặt của mình.

Bước 2: Bây giờ các bạn tiến hành đăng nhập vào tài khoản Gmail mới vừa tạo, lần nữa click lên Settings. Truy cập tới tab Accounts và click lên liên kết Add a mail account you own.

Bước 3: Nhập địa chỉ Gmail cũ vào trong hộp text và click Next.

Bước 4: Giờ nhập mật khẩu sử dụng cho tài khoản Gmail cũ và chọn pop.gmail.com từ danh sách xổ dọc POP Server. Click Add Account.

Bước 5: Tại đây bạn sẽ được đề nghị nếu bạn muốn, bạn có thể gửi thư điện tử dưới tên taikhoancu@gmail.com. Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó Đây thực sự là một tùy chọn hữu ích dành cho bạn vì trong khi bạn nhận mail ở tài khoản mới, bạn có thể dùng địa chỉ tài khoản cũ để trả lời.

Bước 6: Nhập tên của bạn cho địa chỉ Gmail cũ và lựa chọn hoặc bạn muốn địa chỉ phản hồi (xuất hiện khi người nhận bấm Reply) là địa chỉ cũ hoặc địa chỉ mới. Đây là một ý tưởng tốt phần nào giúp đối tác nhận biết được bạn đã thay đổi tài khoản.

Bước 7: Kết thúc quá trình, bạn cần phải xác nhận bạn thực sự là chủ sở hữu của địa chỉ e-mail cũ bằng cách click lên button Send Verification. Sau đó, hãy lần nữa đăng nhập lại tài khoản e-mail cũ và sao chép mã xác thực được Gmail Team chuyển tới. Từ đó dán vào bên trong hộp thích hợp rồi click Verify.

Bước 8: Giờ, hãy ngồi và xem tất cả các thư điện tử từ tài khoản cũ được chuyển qua tài khoản Gmail mới. Trong trường hợp bạn có quá nhiều thư, có thể tiến trình sẽ phải mất một vài giờ, chính vì thế bạn cần phải hết sức kiên nhẫn chờ đợi.

Tóm lại đây là tất cả các bước cần phải trải qua khi muốn chuyển tiếp các thư điện tử từ một tài khoản Gmail này tới một tài khoản Gmail khác.

Theo Thông tin công nghệ

More about

Tìm hiểu chế độ XP của Windows 7

Người đăng: kiemdaigia on Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2009

Tìm hiểu chế độ XP của Windows 7
Windows 7 Release Candidate được phát hành với tính năng có tên Windows XP Mode (XPM) làm những người sử dụng Windows thực sự cảm thấy phấn khích. XPM được thiết kế để cho phép người dùng tiếp tục chạy các ứng dụng chỉ có khả năng tương thích với hệ điều hành XP, do phần lớn các chương trình doanh nghiệp mục đích riêng, không thể chạy hoàn hảo với Vista hoặc Windows 7.

XPM giống như một tính năng để hủy diệt XP một cách triệt để bằng cách thuyết phục người dùng XP chuyển sang Windows 7 mà không sợ sự không tương thích.

Trong thực tế, bản beta của XPM còn rất nhiều vấn đề cần phải đề cập đến. Tuy nhiên đây mới chỉ là bản beta, chính vì vậy chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng sẽ có sự thay đổi từ nay đến phát hành cuối cùng.

Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách cài đặt XPM theo cách Microsoft khuyến khích, với tất cả các chú thích và những điểm chưa hoàn hỏa. Sau đó chúng tôi sẽ giới thiệu một số mẹo và mánh nhỏ, dựa trên kinh nghiệm của một số người dùng, giúp XPM làm việc tốt hơn – những vấn đề mà Microsoft nên thực hiện cho bạn. Cuối cùng chúng tôi sẽ giới thiệu về cách các phiên bản trước đây của OS X tích hợp lớp tương thích mà Microsoft chưa làm được như vậy.

Chế độ XP được giả định làm việc như thế nào

XPM cho phép bạn chạy các ứng dụng cũ trên hệ điều hành mới bằng cách thực hiện hai thứ: Đầu tiên, XPM cho phép bạn sử dụng một phiên bản Microsoft Virtual PC mới được cải thiện để chạy một copy hoàn chỉnh của Windows XP trong một cửa sổ riêng – xuất hiện một cửa sổ trên máy trạm Windows 7.

Thứ hai, XPM cho phép bạn cài đặt các ứng dụng vào bản copy của Windows XP, giống như cách bạn vẫn cài đặt chúng trong cài đặt XP trước đó. Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể chạy các ứng dụng đó dễ dàng từ máy trạm Windows 7 cứ như thể mình đang sử dụng các ứng dụng Windows 7 chuẩn. Trong chế độ thứ hai (gọi là chế độ "seamless") này, bạn không thấy Windows XP desktop mà thay vào đó bạn chỉ thấy một cửa sổ có chứa ứng dụng XP. Toàn bộ hệ thống Windows XP ảo sẽ chạy ẩn trong chế độ background.

Khi lưu một file nào đó từ một ứng dụng đang chạy trong chế độ seamless trong XPM, file đó sẽ được lưu mặc định vào cùng thư mục Documents mà bạn sử dụng trong Windows 7. Tuy nhiên ứng dụng seamless chạy rất thông suốt đến nỗi bạn có thể lưu hoặc mở các file trên bất kỳ ổ đĩa hoặc thư mục nào trong cài đặt Windows 7.

Dù chạy Windows XP Mode như một cửa sổ ứng dụng seamless hay một máy trạm XP hoàn chỉnh, bạn hoàn toàn có thể sử dụng clipboard của Windows để truyền tải các văn bản và các hình ảnh giữa Windows 7 và bất kỳ chương trình nào chạy trong chế độ XP. Bạn chỉ cần copy hoặc cắt và paste giữa hai chương trình đang được chạy trong hai hệ điều hành như cách thực hiện giữa hai chương trình đang chạy trong một hệ điều hành mà bạn vẫn quen sử dụng hiện giờ.

XPM được thiết kế để chạy phần mềm tương thích với XP chứ không phải các phần mềm tương thích với Vista. Số này gồm có, các phiên bản cũ của phần mềm Adobe, chẳng hạn như Acrobat 7, vẫn làm việc tốt trong XP và các doanh nghiệp thích duy trì nó hơn là nâng cấp sang phiên bản mới tốn kém hơn. Các sản phẩm thân thiện với XP khác mà Vista không thích gồm có các ứng dụng PIM cũ như Instant Recall, favorite cá nhân của bạn. Các doanh nghiệp có thể không muốn mua phần cứng mới – chẳng hạn như máy in có các driver XP nhưng không có driver cho Vista.

XPM có thể chạy bất cứ phần mềm này mà Windows XP có thể chạy – chỉ ngoại trừ một số game có thể phát hiện bạn đang chạy trong một máy ảo và từ chối khởi động. Không giống như các phiên bản Microsoft Virtual PC trước đây, XPM có thể hỗ trợ cho cả các ngoại vi USB như các camera, MP3 player và các thiết bị di động khác, máy in và các adapter mạng không dây. Cũng không như trong các phiên bản trước đây của Virtual PC (chỉ có thể chia sẻ các thư mục nào đó trên hệ thống "host"), XPM có thể truy cập tất cả các ổ đĩa và driver được sử dụng bởi hệ thống Windows 7.

Bắt đầu với Windows 7 XP Mode

Để cài đặt XPM, bạn cần kết hợp đúng phần cứng và phần mềm. Phần cứng của bạn phải gồm một CPU và bo mạch chủ hỗ trợ công nghệ ảo hóa phần cứng - Hardware Virtualization Technology, chẳng hạn như VT-d, AMD-V, hay Vanderpool. Nếu bo mạch chủ được sản xuất cách đây chưa đến hai năm, bạn có thể hoàn toàn an toàn về vấn đề đó, tuy vậy cần phải tìm tùy chọn Hardware Virtualization trong BIOS của máy tính và bật nó. Nếu bạn không chắc chắn hệ thống của mình có hỗ trợ công nghệ ảo hóa này hay không, hãy vào trang hỗ trợ của Microsoft và download, chạy tiện ích nhận dạng CPU từ Intel hay AMD để biết được thông tin chính xác. Các trang đó cũng có thể nói cho bạn biết cách bật công nghệ cần thiết này trong các BIOS chuẩn.

Hệ điều hành của bạn phải là Windows 7 Professional, Windows 7 Enterprise, hoặc Windows 7 Ultimate. Phát hành RC hiện hành cài đặt Windows 7 Ultimate, vì vậ phiên bản RC chính là phiên bản lý tưởng cho việc test XPM. Tiếp đến, bạn cần cài đặt một nâng cấp 5MB cho phiên bản RC, nâng cấp này bạn có thể tìm tại tại đây, nơi bạn có thể download Windows Virtual PC.

Cuối cùng, từ trang này, bạn cần phải download Windows XP Mode, dung lượng bộ cài khoảng 445MB và khi cài đặt lên đến 1GB. Cả hai download, cần phải bảo đảm download đúng phiên bản 32-bit hay 64-bit, phụ thuộc vào hệ điều hành Windows 7 mà bạn đang sử dụng.

Bước tiếp theo là chạy bộ cài đặt Windows Virtual PC, khi được nhắc nhở, hãy khởi động lại hệ thống. Sau đó, bạn cài đặt Windows XP Mode. Bộ cài đặt sẽ hiện diện một màn hình nói username của XP Mode của bạn sẽ là "user" (không thay đổi tên đó) và nhắc bạn tạo một mật khẩu. Trên hộp thoại tương tự, bạn hãy tích vào hộp kiểm có nhãn "Remember credentials (recommended)" để không bị nhắc nhở đánh lại mật khẩu khi XPM khởi động. Hộp thoại tiếp theo sẽ nhắc bạn bật tính năng Automatic Updates, đây là tính năng mà bạn nên bật để XPM tự nâng cấp mà không cần sự can thiệp của bạn. Cuối cùng, sau khoảng 10 phút hoạt động background, một máy trạm Windows XP ảo sẽ được mở trong một cửa sổ mới.

Có thể bạn sẽ muốn tùy chỉnh desktop và Start Menu của hệ thống XP ảo. Cho ví dị, bạn có thể muốn mở Control Panel, then Folder Options, và tab View, làm cho XP không ẩn các mở rộng của các kiểu file được biết, chẳng hạn như các file .DOC sẽ hiển thị trong Explorer với đuôi .DOC. Có thể bạn sẽ muốn mở Display Control Panel, vào "Appearance," sau đó là "Effects," bật ClearType để điều chỉnh phông chữ màn hình.

Cũng có thể bạn sẽ muốn cài đặt máy in để các ứng dụng đang chạy trong XPM có thể in ấn đến các máy in mà bạn sử dụng cho Windows 7. Nếu máy in được gắn bởi một cáp USB, tất cả những gì bạn cần thực hiện ở đây là vào menu trên cùng của máy ảo, kích USB, sau đó kích vào dòng màu đỏ "Attach", sau đó là tên của máy in. XP sẽ cài đặt driver cho máy in của bạn, khi đó bạn cần phải cung cấp đĩa cài đặt driver đi kèm với máy in, hoặc bằng cách chạy trình duyệt trong hệ thống XP ảo, tìm và download, sau đó cài đặt driver XP cho máy in.

In ấn trong mạng

Sẽ khá dễ dàng nếu máy in của bạn sử dụng cáp USB để kết nối với mạng. Trong trường hợp có một máy in được kết nối mạng, bạn sẽ phát hiện ra một số vấn đề về cách làm việc với máy in. Như Microsoft đã giải thích trong hướng dẫn trước đây, bạn cần phải vào mục "Printers and Faxes" trong control panel của hệ thống Virtual XP, kích vào "Add a Printer" để khởi chạy wizard cài đặt cho máy in, sau đó chọn "Local Printer attached to this computer" (và hủy chọn hộp kiểm bên cạnh "Automatically detect and install my Plug and Play Printer"). Hộp thoại Select a Printer Port xuất hiện, khi đó bạn phải mở hộp sổ xuống và chọn một trong số các cổng TS.

Danh sách các cổng đều được gán nhãn từ "TS0001" trở lên (TS có nghĩa Terminal Services, đây là một phần mềm mà XP Mode sử dụng để truyền thông với cài đặt Windows 7). Một trong các cổng được đánh số này sẽ dẫn đến máy in Windows 7 của bạn – tuy nhiên không có cách nào biết được cổng nào sẽ dẫn đến đó.

Chỉ có một thứ mà bạn có thể và phải thực hiện đó là chọn một trong các cổng TS, tiếp tục với wizard, cài đặt driver cho máy in khi được nhắc nhở, sau đó, khi đến trang cuối cùng của wizard, kích vào nút để in trang test. Nếu trang test được in ra, điều đó chứng tỏ bạn đã chọn đúng số cổng TS. Trong trường hợp không thấy xuất hiện trang in test, có nghĩa là bạn đã chọn sai và cần phải quay trở lại chọn và lặp lại quá trình trên cho tới khi đạt được trang in test. Có lẽ ở đây Microsoft nên cung cấp một hộp thoại cho phép bạn chọn máy in theo tên thì sẽ rất thuận tiện cho người dùng. Tuy nhiên chúng ta hãy chờ đợi, vì đây mới chỉ làm bản beta của Microsoft.

Trong Windows Explorer của XPM, tất cả các ổ đĩa trên hệ thống Windows 7 đều được liệt kê cứ như chúng là các ổ đĩa mạng. Cho ví dụ, nếu máy tính Windows 7 của bạn được đặt tên là Roscoe, và bạn có một ổ đĩa E trên máy tính Windows 7, khi đó nó cũng sẽ xuất hiện trong Explorer của XPM nhưng thể hiện là "E on Roscoe". Điều này không thuận tiện bằng cách sử dụng kiểu thể hiện truyền thống "E:\" để chỉ thị ổ đĩa trên cả Windows 7 và XP, tuy nhiên điều đó cũng là khá tốt, những thay đổi về hình thức sẽ rất dễ dàng. Nếu bạn là một chuyên gia, bạn sẽ biết cách sử dụng tính năng Map Network Drive trong Explorer để gán các ký tự ổ đĩa thông thường cho ổ đĩa mà XPM hiển thị như một ổ đĩa mạng. (Không nên thử nếu bạn không biết và hiểu các thủ tục).

Sau khi có được những điều cơ bản về hệ thống, bước tiếp theo bạn thực hiện là cài đặt các ứng dụng cần sử dụng trong XPM. Chẳng hạn như chúng tôi đã thực hiện cài Office 2003. (Office 2003 chạy trong Vista, các thành phần của Office 2003 và Office 2007 có thể được cài đặt trên cùng hệ thống, tuy nhiên phải không hệ thống ảo như XPM, còn Outlook 2003 và Outlook 2007 không thể được cài đặt trên cùng một máy). Chúng tôi cũng cài đặt một chương trình chuyển đổi Word-to-HTML có tên HTML Transit.

Ở đây chúng tôi đã phát hiện ra một trong những tính năng thuận tiện nhất của XPM: Khi bạn cài đặt một chương trình trong chế độ XPM, shortcut chạy chương trình đó trong chế độ XPM seamless sẽ được truy cập trong Windows 7 Start Menu, trong All Programs | Windows Virtual PC | Virtual Windows XP Applications. Điều đó cho phép bạn chạy các ứng dụng này một cách thông suốt mà không cần mở desktop XPM một cách đầy đủ.

Điều này nghe có vẻ khá thú vị nhưng những gì cảm nhận thực tế lại không hẳn như vậy. Các shortcut của Office 2003 xuất hiện trong Windows 7 Start Menu, tuy nhiên trở ngại ban đầu mà chúng tôi gặp phải là shortcut HTML Transit mà chúng tôi cũng cài đặt lại không biết vì một lý do nào đó không xuất hiện ở đây. Tuy nhiên cuối cùng chúng tôi cũng đã chỉ ra rằng chỉ các shortcut XPM tự động được tạo trong Windows 7 Start Menu là các shortcut được tạo trong XPM Start Menu cho tất cả người dùng – không trong Start Menu cho bất cứ người dùng riêng lẻ. Vì HTML Transit tạo shortcut của nó trong XP Start Menu trong thư mục Start Menu của người dùng cá nhân, không phải thư mục All Users, nên shortcut của nó không xuất hiện trong Windows 7 Start Menu. Để sửa lỗi này, chúng tôi đã kích phải vào nút XP Start, chọn "Open", "Programs" và kéo shortcut HTML Transit từ thư mục Programs vào desktop XP. Sau đó kích phải vào nút Start lần nữa, chọn Open All Users và kéo shortcut vào trong thư mục All Users. Và shortcut sẽ xuất hiện trong Windows 7 Start Menu.

Một ngạc nhiên nhỏ trong Windows XP Mode là rằng bạn không thể kéo và thả các file giữa desktop XP và desktop Windows 7.

Làm việc với XP Mode

Khi đã cài đặt các chương trình, bạn hoàn toàn sẵn sàng sử dụng chế độ seamless của các ứng dụng XP. Đầu tiên, bạn phải "hibernate" cài đặt Windows XP bằng cách vào menu Action của cửa sổ Virtual PC và chọn Close. Lúc đó hệ thống XP sẽ vào chế độ "hibernate" – đây là một bước cần thiết trước khi chế độ seamless được khởi chạy.

Lưu ý rằng nếu bạn muốn thay đổi bất kỳ các thiết lập cơ bản nào được sử dụng bởi ứng dụng Virtual PC, chẳng hạn như số lượng RAM cung cấp cho hệ thống XP ảo, bạn sẽ phải shut down – không phải là hibernate – hệ thống XP ảo. Bạn có thể thực hiện điều đó bằng cách chọn "Press Ctrl-Alt-Del" từ menu và chọn "Shut Down". Sau đó có thể thay đổi các thiết lập bằng việc kích chuột phải vào mục "Virtual Windows PC" trên Start Menu và chọn Settings từ menu xuất hiện.

Một hệ thống XP đang ở chế độ hibernate, để chạy ứng dụng XP trong chế độ seamless, bạn cần phải mở Windows 7 Start Menu, kích đúp vào ứng dụng XP mà bạn muốn chạy, đợi một vài giây trong khi chương trình mở trong một cửa sổ trên desktop Windows 7. Trước khi ứng dụng XP mở, bạn phải đáp trả nhắc nhở từ Windows 7 để chọn xem khởi chạy Virtual Machine hay Virtual Application; hãy chọn Virtual Application.

Liệu quá trình có làm việc? Câu trả lời ở đây là có nhưng không thực sự tốt như những gì nó cần phải đạt được so với mong muốn.

Với XPM, mọi thứ chạy chậm hơn so với nguyên bản trong Windows 7. Sự truy cập vào các file chậm, các hành động backup làm chậm ứng dụng. Đôi khi đường viền cửa sổ không xuất hiện và sau đó lại xuất hiện trở lại không mang tính dự báo. Điều tồi tệ nhất là toàn bộ cửa sổ ứng dụng đã không xuất hiện mang tính lặp lại từ desktop mà không hề có cảnh báo, có thể nói là ngẫu nhiên. Sau khi cho rằng chúng tôi đã mất những file soạn thảo gần đây, chúng tôi đã phát hiện ra rằng mình có thể quay trở lại cửa sổ với tài liệu vẫn mở của mình một cách đơn giản bằng cách kích vào shortcut Word 2003 trong Windows 7 Start Menu. Tuy nhiên đôi khi chúng ta phải đóng Virtual PC từ Task Manager và khởi chạy lại ứng dụng seamless, kiên nhẫn đợi khi nó khởi chạy. Tuy nhiên chắc hẳn sẽ có nhiều người không muốn mình lặp lại hành động này lần nữa.

Thậm chí còn tồi tệ hơn so với việc sử dụng XPM cho các game trên DOS; cho dù bạn có thể chạy các game nhưng chúng sẽ quá chậm so với nỗ lực của bạn. Không nên tốn thời gian cho điều đó – hãy thử chạy các ứng dụng MS-DOS trong XPM với hy vọng chạy toàn màn hình như cách chúng vẫn chạy trong XP. Kết quả thực hiện lại không cho  như vậy và tốc độ vẫn bị hạn chế và không thể chạy toàn màn hình.

Việc bỏ lại những người dùng DOS bên ngoài làm một vấn đề nhỏ, nhưng một vấn đề đáng phải nhắc nhở ở đây là rằng tất cả các tùy chỉnh mà chúng tôi đã thực hiện một cách cẩn thận trong khi chạy desktop XP hoàn chỉnh không có bất cứ hiệu lực nào trên các ứng dụng mà tôi đã chạy trong chế độ seamless. Không mang tính trực giác nhưng tài khoản người dùng chạy hệ thống XPM không giống như tài khoản người dùng chạy các ứng dụng XP seamless. Điều đó có nghĩa rằng các tùy chỉnh được tạo trong hệ thống full XP không ảnh hưởng đến giao diện hiển thị bởi các ứng dụng seamless, theo một cách chính xác thì các tùy chỉnh được tạo bởi một người dùng trong bất cứ hệ thống XP hoặc Vista nào đều không có hiệu lực trên giao diện của một người dùng khác trên cùng hệ thống.

Cho ví dụ, chúng tôi đã thay đổi theme của hệ thống ảo full XP thành Windows Classic – nhưng đường viền cửa sổ trong các ứng dụng seamless của tôi vẫn sử dụng theme Windows XP mặc định. Đã thiết lập Folder Options trong hệ thống ảo full XP để hiển thị các phần mở rộng cho các kiểu file đã biết, nhưng các mở rộng của tên file vẫn bị ẩn khi sử dụng hộp thoại File Open/Save trong Word 2003 trong chế độ seamless.

Thậm chí đáng ngạc nhiên hơn là lỗi của Microsoft khi giải quyết vấn đề ngay sau khi cài đặt Office 2003. Mỗi lần cố gắng shut down Word 2003 và chuyển trở lại full XPM desktop, bạn sẽ đều nhận được một thông báo lỗi nói rằng Customer Experience Improvement Program wizard vẫn đang chạy trong Word 2003 session. Những gì xảy ra là Word 2003 đã tự động khởi chạy nên wizard cần hỏi bạn để join một chương trình gửi dữ liệu trở lại Microsoft về cách bạn đã sử dụng Office như thế nào. Vì chế độ seamless của XPM không cho phép wizard này có được một cửa sổ để xuất hiện bên trong nên không có cách nào để làm cho wizard này đóng và biến mất, không có cách nào để tắt thông báo lỗi XPM.

Một số mẹo chỉnh sửa cho một vài vấn đề nói trên

Microsoft không nói bất cứ thứ gì về các vấn đề này, bên cạnh đó cũng không bảo bạn về cách khắc phục chúng, tuy nhiên có một số cách bạn có thể thực hiện. Phương pháp mà chúng tôi mô tả khá đơn giản nhưng lại làm việc tốt.

Đầu tiên, shut down ứng dụng seamless đang chạy và khởi chạy Virtual Windows XP để bạn sẽ làm việc trong hệ thống ảo hoàn chỉnh với desktop XP trong một cửa sổ. Kích phải vào desktop, chọn "New | Shortcut", khi được nhắc nhở về vị trí của mục, kích nút "Browse" và điều hướng đến "Desktop" và kích OK. Đặt tên shortcut là "Explorer XP". Tiếp đến, kích phải nút "XP Start" và chọn "Open All Users"; mở thư mục "Programs", sau đó kéo shortcut Explorer XP mới vào nó.

Kích phải và desktop, chọn "New | Shortcut" và nhập "regedit.exe" (không có dấu ngoặc kép) như vị trí của mục; đặt tên shortcut là "Regedit XP", kéo nó vào thư mục Programs mà bạn đã mở từ trước. Đóng cửa sổ Programs và đợi một vài giây cho các shortcut mà bạn đã tạo được nhân bản tự động trong start menu của Windows 7. Sau đó từ menu trên cùng của cửa sổ Virtual Windows XP, chọn "Action | Close".

Start Menu của Windows 7 của bạn lúc này sẽ có một shortcut có tên Explorer XP (Virtual Windows XP) và Regedit XP (Virtual Windows XP). Khi bạn khởi chạy biểu tượng Explorer XP (Virtual Windows XP), nó sẽ mở Windows XP Explorer trong hệ thống Virtual XP của bạn; nếu bạn kích "My Computer" trong phần panel bên trái, sau đó "Control Panel", bạn sẽ có thể truy cập vào bất cứ tính năng giao diện nào sử dụng cho các ứng dụng seamless.

Khi khởi chạy biểu tượng Regedit XP (Virtual Windows XP), nó sẽ chạy một bản copy của Regedit với tài khoản chạy các XPM session với tư cách người dùng hiện hành Current User.

Việc thiết kế một chế độ mô phỏng cho một hệ điều hành cũ không dễ dàng nhưng vẫn có thể thực hiện. Quay trở lại cách đây không lâu, khi Apple thiết kế một lớp tương thích XPM cho OS X mang tên "Classic Mode" để OS X có thể chạy các ứng dụng được viết cho OS 9 và các phiên bản trước đó của Mac OS, Apple đã thực hiện đúng mọi thứ mà Microsoft chưa thực hiện được với XPM. Classic Mode của Apple rất hợp với OS X. Có một số thứ thể hiện sự thích hợp đó như bạn không cần phải nhảy từ nơi này sang nơi kia để chọn một máy in hoặc tìm các file nào đó.

Kết luận

Có thể có một số vấn đề với chế độ XP Mode, tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu nó vẫn đang trong bản beta, chính vì vậy Microsoft có thể nhận các phản hồi từ phía người dùng và đưa ra những thay đổi cuối cùng sao cho phù hợp nhất. Về phía các bạn, nếu các bạn đã dùng thử chế độ này và phát hiện ra một điều gì đó, hãy comment để chúng ta có một cộng đồng tin tức thú vị.

(Theo Văn Linh/Quản trị mạng/PCmag)

More about

ĐỒNG BỘ ĐỒNG HỒ VỚI TIME.WINDOWS

Người đăng: kiemdaigia on Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

ĐỒNG BỘ ĐỒNG HỒ VỚI TIME.WINDOWS
Nếu máy tính của bạn kết nối internet thì không lo đồng hồ bị chạy sai. Windows có chế độ đồng bộ đồng hồ với giờ chuẩn trên một số server như:
time.windows.com
time-nw.nist.gov
time.nist.gov
time-a.nist.gov
time-b.nist.gov
Bình thường windows tự động đồng bộ mỗi ngày hay mỗi tuần.
Cũng có lúc việc tự động đồng bộ không làm việc, lúc đó bạn có thể đồng bộ bằng cách
Click đúp chuột lên đồng hồ ở Task bar/chọn Internet time:


Tiếp bấm vào Change setting như sau:

Tiếp theo là bấm vào Update now để đồng bộ. Nếu thấy báo The clock was successfully synchronized thì bạn đã đồng bộ được đồng hồ. Nếu báo lỗi thì bạn chưa đồng bộ được.
Trường hợp không đồng bộ được có thế do Windows time service chưa được chạy, bạn làm như sau:
Bấm Start\Run\services.msc để mở cửa sổ Service:

Click phải chuột vào dòng Windows Time và chọn Start để khởi động Windows time service sau đó bạn làm lại các bước như trên.Chúc bạn thành công!
Trần Thiết Hùng
10 May 2009
More about

Xây dựng mạng bằng cáp đấu chéo

Người đăng: kiemdaigia on Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2009

Xây dựng một mạng bằng cáp đấu chéo


Bạn có thể xây dựng một mạng nhỏ giữa hai máy tính bằng một cáp mạng rất rẻ tiền, cáp này được gọi là cáp đấu chéo. Đây là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm cách tốn ít chi phí để có thể cho phép hai máy tính có thể chia sẻ file với nhau, hoặc máy in hoặc truy cập Internet. Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một cách chi tiết về cách thực hiện xây dựng mạng như vậy.

Mặc dù vậy bạn vẫn phải cần có hai card mạng đã được cài đặt trên mỗi một máy tính. Card mạng đầu tiên sẽ được kết nối đến modem bo mạch chủ và card kia sẽ được sử dụng để kết nối máy tính này đến máy tính kia thông qua một cáp đấu chéo (cáp này bạn có thể mua ở cửa hàng máy tính hoặc cũng có thể tự làm). Đây là lý do tại sao một số bo mạch chủ có hai card mạng on-board: chúng cho phép bạn có thể chia sẻ kết nối Internet mà không cần cài đặt router băng thông rộng bằng cách cài đặt một trong các cổng với modem và một số thành phần khác cho máy tính khác.

Rõ ràng nếu bạn không có hoặc không muốn truy cập Internet băng thông rộng thì sẽ không cần hai card mạng này trên mỗi máy tính. Trong trường hợp này, người dùng chỉ cần một card mạng trên mỗi máy tính. Tình huống khác bạn có thể xây dựng mạng đơn giản này mà không có truy cập Internet là khi muốn kết nối hai máy tính cho việc copy file, ví dụ như copy tất cả các file nằm trong ổ đĩa cứng sang một máy tính khác.

Card mở rộng trên máy tính có kết nối Internet băng thông rộng và cáp đấu chéo là tất cả những gì bạn cần phải có để xây dựng một mạng giữa hai máy tính.

Bạn cần phải lưu ý rằng mạng thiết kế theo kiểu này sẽ có một số hạn chế như sau:

Máy tính có kết nối Internet băng thông rộng luôn phải được bật. Nếu tắt máy tính này thì máy tính kia sẽ bị mất kết nối của nó với Internet. Nếu bạn không muốn điều này xảy ra thì cần phải xây dựng một mạng bằng router băng thông rộng.

Chỉ có thể kết nối giữa hai máy tính. Nếu muốn kết nối nhiều hơn số lượng 2 máy thì bạn cần phải mua một router băng thông rộng hoặc cài đặt một hub hay switch đến card mạng thứ hai của máy tính có kết nối Internet băng thông rộng. Với kết nối này, bạn cần sử dụng cáp thông thường chứ không phải cáp đấu chéo.

Nếu muốn chia sẻ máy in giữa hai máy tính, máy tính có cài đặt máy in cần phải được bật nếu muốn in một tài liệu từ máy kia. Vì máy tính có kết nối Internet sẽ luôn được bật nên chúng tôi khuyên bạn nên cài đặt máy in tên máy tính này.

Bạn có thể kết nối hai máy tính mà không cần sử dụng một thiết bị mở rộng vì sẽ chỉ sử dụng một cáp mạng đặc biệt. Chúng ta hãy đề cập đến kiểu cáp đặc biệt này đôi chút.

Cáp đấu chéo

Cáp mà bạn cần sử dụng có tên gọi là cáp đấu chéo (Cross-Over). Nó khác hẳn với cáp thông thường vẫn sử dụng có tên là cáp pin-to-pin.

Cáp xoắn dùng để kết nối mạng có 8 đường dây bên trong được chia thành 4 cặp và thường được ráp lại bằng cấu hình pin-to-pin, cấu hình này chính là cấu hình mà vị trí của các cặp dây giữa hai đầu là hoàn toàn giống nhau.

Với các card mạng Ethernet nhanh (100BaseT hoặc 100 Mbps), một cặp được sử dụng cho việc truyền tải dữ liệu và cặp khác được sử dụng cho việc nhận dữ liệu. Hai cặp còn lại không được sử dụng.

Việc kết nối hai máy tính bằng một cáp "pin-to-pin" sẽ không làm việc vì với kiểu cáp này, bạn sẽ kết nối cặp dây phát tín hiệu của máy tính tính này với cặp phát tín hiệu của máy tính kia (thay vì cặp nhận tín hiệu) và cặp nhận của máy tính này lại đấu với cặp nhận của máy tính kia. Chính vì vậy mà hai máy tính không thể kết nối với nhau.

Để kết nối các máy tính bằng các đầu nối "pin-to-pin", bạn cần có một thiết bị mở rộng, như một hub hoặc switch. Công việc của một hub hay switch thực hiện chính là đảo chéo từng cặp với nhau, nghĩa là cặp phát của máy tính này sẽ được đấu với cặp nhận của máy tính kia, và ngược lại. Bằng cách này sự truyền thông mới được thiết lập.

Cáp đấu chéo cũng chỉ là một cáp mạng thông thường nhưng kết nối cặp phát của máy tính này với cặp nhận của máy tính kia và ngược lại, chính vì vậy mà nó có thể cho phép hai máy tính truyền thông với nhau.

Vì vậy, những gì khác nhau ở cáp này không phải là về vấn đề vật liệu, dây hoặc đầu nối mà nó chỉ là một cáp xoắn thông thường với những dây bên trong của nói được kết nối khác đi đôi chút ở đầu bên kia.

Bạn có thể mua cáp này đã được bấm đầu trước hoặc tự làm nếu bạn là người có kỹ năng thao tác tốt.

Trong hình 1 bạn có thể thấy được một cáp đấu chéo như thế nào. Bản thân cáp này cũng chỉ là một cáp mạng xoắn thông thường. Màu sắc ở đây không thành vấn đề.


Hình 1: Cáp đấu chéo

Bí quyết nằm ở chỗ một trong những đầu nối. Nếu bạn so sánh cả hai đầu nối với nhau thì sẽ thấy được rằng thứ tự của các cặp ở đầu này khác hoàn toàn với thứ tự của đầu bên kia (mỗi dây có một màu riêng). Trên cáp pin-to-pin, thì cả hai đầu nối sử dụng cùng một thứ tự dây.


Hình 2: Thứ tự của các dây khác nhau, chỉ thị đó chính là cáp đấu chéo
(bạn có thể so sánh vị trí của các dây mà cam và màu xanh)

Để giúp các bạn có thể tự làm một cáp, chúng tôi sẽ giới thiệu thứ tự các dây trong bảng dưới đây.

Bảng ở trên dùng cho các mạng 100Mbps. Nếu bạn muốn thiết kế một cáp chéo Gigabit Ethernet (1000BaseT) thì cần phải theo các thứ tự được giới thiệu trong bảng dưới (bạn cũng cần phải sử dụng cáp Cat5e). Điều này là vì Gigabit Ethernet sử dụng hai cặp để phát dữ liệu và hai cặp nhận dữ liệu.

Cài đặt

Việc cài đặt kiểu mạng này rất đơn giản. Đầu tiên bạn cần cài đặt một card mạng thứ hai trên máy tính có kết nối băng thông rộng. Một số bo mạch chủ đời mới cũng có đến hai card mạng on-board, và cho phép bạn xây dựng kiểu kết nối mạng này mà không cần mua và cài đặt thêm card thứ hai. Hình 3 bên dưới chúng tôi giới thiệu một số chi tiết của một bo mạch chủ với tính năng đó.


Hình 3: Ví dụ về một bo mạch chủ có hai card mạng on-board

Bước thứ hai và cũng là bước cuối cùng cũng rất đơn giản; chỉ cần kết nối đầu cáp này vào máy tính này còn đầu bên kia vào máy tính khác, mạng của bạn sẽ được giáp lại với nhau.

Nếu bạn muốn kết nối nhiều hơn hai máy tính mà không cần sử dụng một router thì chỉ cần kết nối một cáp "pin-to-pin" (không phải cáp đấu chéo) đến máy tính có kết nối Internet và đầu kia của cáp đến một hub hoặc switch, sau đó tất cả các máy tính cũng đều nối lên hub hoặc switch. Thủ tục cấu hình cũng tương tự.

Tuy nhiên mạng của bạn cho đến lúc này vẫn chưa làm việc. Bạn cần phải cấu hình hệ điều hành trên máy tính có kết nối Internet băng thông rộng (đơn giản hãy gọi là máy chủ). Về cơ bản những gì mà chúng ta cần phải thực hiện là chia sẻ một kết nối Internet. Cấu hình máy tính khác (gọi là các máy khách) cũng rất đơn giản, vì chúng ta chỉ cần đặt nó sử dụng tất cả các cấu hình đã được thiết lập bởi máy chủ.

Cấu hình máy chủ

Cấu hình một mạng bằng cáp đấu chéo trong Windows XP hoặc Vista thực sự rất đơn giản, vì hai hệ điều hành này đều cho phép bạn tạo một mạng riêng chỉ với một kích chuột.

Trên máy tính có kết nối Internet băng thông rộng, bạn vào Start, Control Panel, Network Connections. Ở đây bạn sẽ thấy hai card mạng được liệt kê nhưng chỉ một trong chúng – đầu kết nối đến cáp đấu chéo của bạn – được liệt kê với một dấu chấm than màu vàng, diễn tả tình trạng hạn chế đang không kết nối (xem hình 4). Điều này hoàn toàn bình thường vì chúng ta chưa thiết lập mạng của mình.


Hình 4: Các card mạng trên máy chủ

Kích chuột phải vào card mạng được kết nối tới modem băng thông rộng (không phải card có dấu vàng) và sau đó chọn Properties. Trong cửa sổ Properties kích vào tab Advanced. Ở đây bạn tích vào mục "Allow other network users to connect through this computer's Internet connection" và hủy chọn mục "Allow other network users to control or disable the shared Internet connection", xem trong hình 5 để có thêm thông tin trực quan. Kích OK sau khi thực hiện cấu hình này. Nếu bạn đang chia sẻ một kết nối dial-up thì thủ tục này nên được thực hiện ở kết nối dial-up.


Hình 5: Chia sẻ kết nối Internet

Máy chủ lúc này đã được cấu hình đúng cách. Như những gì bạn có thể thấy được trên hình 6, card mạng thứ hai lúc này hiện "Connected" và card mạng đã được kết nối với modem băng thông rộng hiện "Shared" trong thuộc tính của nó.


Hình 6: Mạng của bạn đã được kết nối đúng và đang hoạt động

Nếu bạn không thể truy cập Internet băng thông rộng – nghĩa là chỉ có một card mạng được liệt kê trong mỗi một máy tính – thủ tục thực hiện lại hoàn toàn khác, vì bạn sẽ không thể chia sẻ kết nối Internet vì ở đây bạn không có kết nối này. Trong trường hợp này, cách đơn giản nhất (theo quan điểm của tôi) để thiết lập một mạng là hãy cấu hình nó một cách thủ công. Điều này được thực hiện tại các thiết lập cấu hình TCP/IP trong mỗi máy tính, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách thực hiện như thế nào ở phần dưới đây.

Cấu hình máy khách

Lúc này bạn cần phải cấu hình máy tính khác để có được các thiết lập một cách tự động từ mạng. Điều này thực sự rất đơn giản vì đây là thiết lập mặc định của Windows. Tuy nhiên bạn nên kiểm tra tỉ mỉ xem máy tính của mình đã được cấu hình đúng hay chưa.

Trước tiên vào Start, Control Panel, Network Connections. Ở đây bạn sẽ thấy card mạng và có thể nó sẽ được hiển thị dấu chấm than màu vàng. Điều này cũng rất bình thường và chúng ta sẽ sửa vấn đề này chỉ trong một giây.


Hình 7: Card mạng trên máy tính khách

Kích chuột phải vào card mạng này, chọn Properties. Cửa sổ Properties sẽ xuất hiện như trong hình 8, khi đó bạn kích đúp vào "Internet Protocol (TCP/IP)".


Hình 8: Các thuộc tính của card mạng

Cửa sổ hiển thị trong hình 9 sẽ xuất hiện. Ở đây bạn cần kiểm tra xem các tùy chọn "Obtain an IP address automatically" và "Obtain DNS server address automatically" đã được chọn chưa.


Hình 9: Thuộc tính TCP/IP

Sau khi kích OK, card mạng của bạn có thể sẽ vẫn bị đánh dấu vàng, xem trong hình 7 và hình 10.


Hình 10: Card mạng vẫn chưa được kết nối

Lúc này bạn cần kích đúp vào card mạng của mình (trong Network Connections hoặc biểu tượng nhỏ của nó trên task bar), ở cửa sổ xuất hiện ra, bạn hãy kích vào tab Support (xem hình 11). Ở đây bạn kích vào nút Repair và kết nối mạng của bạn sẽ tự động được sửa.


Hình 11: Sửa kết nối mạng

Sau khi thực hiện thủ tục này mạng của bạn sẽ làm việc. Hãy thử mở bất kỳ một website nào đó trên máy khách để kiểm tra. Nếu website chạy được thì chứng tỏ mạng giữa hai máy đã được kết nối. Lúc này bạn có thể tiến hành chia sẻ file hoặc máy in từ máy chủ.

Nếu bạn không thể truy cập Internet băng thông rộng – nghĩa là chỉ có một card mạng đã được cài đặt trên mỗi máy tính – thì bạn cần phải cấu hình một cách thủ công giao thức TCP/IP. Thực hiện theo tất cả các bước dưới đây nhưng khi cấu hình giao thức TCP/IP (hình 9) thì bạn cần cấu hình nó một cách thủ công thay vì tự động.

Một trong 2 máy tính cần phải được cấu hình như dưới đây (áp dụng trong hình 9):

  • Chọn Use the following IP address
  • IP address: 192.168.0.1
  • Subnet mask: 255.255.255.0
  • Default gateway: 192.168.0.1
  • Chọn Use The Following DNS server addresses
  • Preferred DNS server: 192.168.0.1

Và cấu hình máy tính kia:

  • Chọn Use the following IP address
  • IP address: 192.168.0.2
  • Subnet mask: 255.255.255.0
  • Default gateway: 192.168.0.1
  • Chọn Use The Following DNS server addresses
  • Preferred DNS server: 192.168.0.1

Theo thuthuatblog


More about